Hen suyễn là bệnh hô hấp phổ biến nhất ở trẻ em. Theo WHO, có khoảng 7-10% trẻ mắc hen suyễn, cứ 20 năm số trẻ mắc hen tăng lên 2-3 lần. Hen suyễn là một bệnh hô hấp mãn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn, mục tiêu điều trị hướng đến là kiểm soát tốt triệu chứng bệnh, giảm biến chứng và tần suất và hậu quả cơn hen suyễn mang lại.
Hen suyễn là bệnh hô hấp phổ biến nhất ở trẻ em. Theo WHO, có khoảng 7-10% trẻ mắc hen suyễn, cứ 20 năm số trẻ mắc hen tăng lên 2-3 lần. Hen suyễn là một bệnh hô hấp mãn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn, mục tiêu điều trị hướng đến là kiểm soát tốt triệu chứng bệnh, giảm biến chứng và tần suất và hậu quả cơn hen suyễn mang lại.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho quý vị độc giả những thông tin hữu ích về bệnh học, nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị cũng như cách xử lý khi trẻ lên cơn hen.
1. Hen suyễn là gì?
Hen suyễn là tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí gây phù nề và chít hẹp đường thở dẫn đến hiện tượng khó thở và khò khè. Khi gặp tác nhân kích thích, tình trạng hẹp đường thở gia tăng gây nên khó thở hoặc không thở được được gọi là lên cơn hen.
2. Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh
Mặc dù chưa xác định hết các căn nguyên của bệnh hen suyễn ở trẻ em, tuy nhiên theo các chuyên gia thì có rất nhiều tác nhân có khả năng gây bệnh hen hoặc là gây nguy cơ cao của bệnh hen suyễn. Trong đó có các yếu tố như di truyền, thời tiết, môi trường sống (khói, bụi, lông động vật…), vi sinh vật (một số virus viêm đường hô hấp, nấm mốc), thức ăn ( tôm, cua, ốc, đồ ăn có chất bảo quản), và các tác nhân khác như vận động quá sức.
Các yếu tố di truyền, thời tiết, môi trường sống có thể gây hen suyễn cho trẻ
Khi các tác nhân này gây kích thích lên phế quản, chúng gây ra phản ứng viêm, đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất gây ra tình trạng chít hẹp đường thở. Lúc đó phế quản bị phù nề, sưng đỏ cùng với sự tiết ra quá mức các chất nhầy từ các mô bị viêm làm tắc ngẹt trong lòng phế quản. Trong các cơn hen cấp tính còn xảy ra tình trạng co thắt phế quản gây khó thở và các phản ứng quá phát của cơ thể, có nghĩa là khi bệnh nhân bị hen suyễn, đường thở bị co thắt và càng trở nên nhạy cảm hơn, sẽ phản ứng mạnh hơn đối với các tác nhân gây dị ứng, kích thích và các vi sinh vật.
3. Phòng và trị bệnh hen suyễn cho trẻ
Để kiểm soát các yếu tố khởi phát và làm nặng cơn hen cần lưu ý:
- Hạn chế máy lạnh khi thay đổi thời tiết.
- Kiểm soát các yếu tố gây dị ứng. Giặt áo gối, thú bông bằng nước nóng mỗi tuần. Không nuôi chó, mèo trong nhà. Vệ sinh nhà cửa, xịt thuốc diệt côn trùng thường xuyên.
-Không hút thuốc khi gần trẻ.
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường
- Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm cúm, chủng ngừa cúm, phế cầu...
- Tránh căng thẳng, stress tâm lý trong trường học, gia đình... Tránh vui buồn quá độ.
- Tránh những hoạt động gắng sức.
Trong lộ trình điều trị hen suyễn, bé sẽ luôn được theo dõi các thay đổi để giảm bậc hoặc nâng bậc: giảm bậc nếu khống chế được ổn định trong 3 tháng. Nếu điều trị như trên sau 1 tháng không khống chế được thì xem xét nâng bậc và thay đổi chỉ định điều trị.